Lịch sử phát triển khoa Quản lý TDTT

02-09-2019 00-00

Năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Trong bối cảnh đất nước bước vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Ngành Giáo dục nói chung và trường Đại học TDTT I nói riêng không ngừng đổi mới để thích nghi với xu hướng của thời đại. Để phát triển đào tạo theo đúng hướng với "Đề án đổi mới Giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020" Nhà trường đã thành lập Khoa Quản lý TDTT vào ngày 01 tháng 10 năm 2007. Mục tiêu đào tạo cử nhân quản lý TDTT.

 

1. Khoa Quản lý TDTT        

Email: khoaquanlytdtt@gmail.com   - ĐT: 02222246129

Lãnh đạo Khoa:   TS. Cao Hoàng Anh      - Trưởng Khoa

2. Lịch sử hình thành và phát triển

          Năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Trong bối cảnh đất nước bước vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Ngành Giáo dục nói chung và trường Đại học TDTT I nói riêng không ngừng đổi mới để thích nghi với xu hướng của thời đại. Để phát triển đào tạo theo đúng hướng với "Đề án đổi mới Giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020" Nhà trường đã thành lập Khoa Quản lý TDTT vào ngày 01 tháng 10 năm 2007. Mục tiêu đào tạo cử nhân quản lý TDTT.

          Năm 2019, Sát nhập Bộ môn Quản lý TDTT vào Khoa Quản lý TDTT.

          Hiện nay Khoa Quản lý TDTT gồm 2 đơn vị chức năng: Văn phòng Khoa và Bộ môn Quản lý TDTT.

3. Chức năng, nhiệm vụ của đơn vị

- Tham mưu cho Ban giám hiệu các vấn đề quản lý quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên.

- Phối hợp với phòng Đào tạo xây dựng chương trình, kế hoạch học tập.

- Quản lý hồ sơ, các giấy tờ liên quan của sinh viên.

- Kiểm tra, đánh giá, giám sát các hoạt động xã hội, đoàn thể ở trong và ngoài trường của sinh viên.

- Giải quyết các chế độ chính sách của sinh viên (học bổng, miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, khen thưởng, kỷ luật...).

- Quản lý điểm học tập, rèn luyện của sinh viên.

- Tổ chức giảng dạy các môn học chuyên ngành Quản lý TDTT

4. Cán bộ đơn vị qua các thời kỳ

4.1. Lãnh đạo đơn vị qua các thời kỳ:

          - TS. Trần Hiếu – Nguyên Trưởng khoa (từ năm 2007 đến 2014)

          - TS. Đàm Trung Kiên – Nguyên Phó trưởng khoa (từ 2011 đến 2015)

          - TS. Cao Hoàng Anh – Trưởng khoa (từ 2015)

4.2. Cán bộ đơn vị hiện tại:

TT

Họ Tên

Trình Độ

Chức vụ

Email

SĐT

I

Văn phòng Khoa

  1.  

Cao Hoàng Anh

Tiến Sĩ

Trưởng khoa

cao_hoang_anh@yahoo.com

098.6234889

  1.  

Phạm Hải Bình

Thạc sĩ

Chuyên viên

phamhaibinh114@gmail.com

098.9225235

  1.  

Trần Thị Tô Hoài

Thạc Sĩ

Chuyên viên

tohoaiql@gmail.com

091.3602005

  1.  

Nguyễn Xuân Tuấn

Tiến Sĩ

Chuyên viên

nguyenxuantuan@gmail.com

098.2318387

  1.  

Vũ Thị Thúy Hằng

Thạc Sĩ

Chuyên viên

thuyhangtdtt@gmail.com

0987132988

II

Bộ môn Quản lý TDTT

  1.  

Nguyễn Thị Xuân Phương

Tiến Sĩ

Trưởng Bộ môn

nguyenxuanphuong182@gmail.com

0914623925

  1.  

Nguyễn Cẩm Ninh

PGS. TS

Giảng viên

camninhvuong@gmail.com

0988121128

  1.  

Phạm Việt Hùng

Tiến Sĩ

Giảng viên

viethungpham.ql@mail.com

0932654555

  1.  

Tống Thị Thu Hiền

Thạc Sĩ

Giảng viên

thuhienqly@gmail.com

0987280370

  1.  

Đỗ Hữu Ngọc

Tiến Sĩ

Giảng viên

dhngocqly@gmail.com

0982080311

             

 

5. Các thành tích đã đạt được

- Giấy khen tập thể lao động tiên tiến năm học 2013 – 2014.

- Giấy khen tập thể lao động tiên tiến năm học 2015 – 2016.

- Giấy khen tổ công đoàn Khoa QLTDTT đạt thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua lao động giỏi và xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh năm 2015.

- Giấy khen tổ công đoàn Khoa QLTDTT đạt thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua lao động giỏi và xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh năm 2017.

- Giấy khen tập thể lao động tiên tiến năm học 2017 – 2018.

- Danh hiệu tập thể lao động xuất sắc năm học 2017 – 2018.

6. Giới thiệu về Ngành Quản lý TDTT

* Ngành Quản lý Thể dục thể thao:

Đào tạo cán bộ làm công tác quản lý Thể dục thể thao (TDTT), là người nắm vững những kỹ năng và phương pháp quản lý TDTT hiện đại, đồng thời có khả năng vận dụng những trí thức này vào thực tế tổ chức, quản lý phong trào TDTT, có năng lực đảm đương công tác quản lý hành chính, quản lý kinh doanh, giảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực quản lý TDTT.

* Kiến thức và kỹ năng cần có:

- Có kiến thức khoa học về quản lý TDTT vững vàng.

- Có năng lực chuyên môn để tự học suốt đời.

- Hiểu và nắm được những kiến thức nhất định về khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, đặc biệt là quản lý hoạt động TDTT trong các tổ chức và doanh nghiệp.
- Có khả năng tự lập, sáng tạo, tự nâng cao tri thức, có năng lực tự phát hiện, phân tích và giải quyết vấn đề.

- Có năng lực nghiệp vụ và tố chất cần thiết để đảm đương nhiệm vụ trong quản lý TDTT khác nhau như: quản lý phong trào TDTT quần chúng, rèn luyện sức khoẻ vui chơi giải trí, truyền bá và phát triển lĩnh vực TDTT quần chúng, quản lý cán bộ TDTT, quản lý các công trình và cơ sở vật chất TDTT, quản lý thể thao chuyên nghiệp…
* Triển vọng nghề nghiệp:

Theo đuổi ngành Quản lý thể dục, thể thao, bạn sẽ tìm thấy nhiều vị trí, cơ hội việc làm hấp dẫn trong các doanh nghiệp, tổ chức, hiệp hội thể thao bao gồm:

+ Cán bộ tại các Sở văn hóa, thể thao và du lịch, Liên đoàn thể thao, Trung tâm văn hóa, thể thao tại các huyện, thị…

+ Người đại diện thể thao

+ Chuyên viên đàm phán tài trợ

+ Giám đốc kinh doanh thể thao

+ Chuyên viên marketing thể thao

+ Chuyên viên quản lý phòng GYM

+ Chuyên viên quản lý thể thao giải trí

+ Chuyên viên quản lý du lịch thể thao

+ Chuyên viên quản lý sự kiện thể thao

+ Chuyên viên tổ chức sự kiện thể thao

+ Chuyên viên nghiên cứu thị trường thể thao

+ Chuyên viên quản lý thể thao chuyên nghiệp

+ Chuyên viên quản lý công trình thể thao tại resort

 

Chuyên mục tin tức