NCS Nguyễn Tiến Lâm bảo vệ thành công luận án cấp cơ sở

Tin tức

04.01.2017

Chiều ngày 3/1 tại Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh tổ chức bảo vệ luận án tiến sĩ cấp cơ sở cho nghiên cứu sinh Nguyễn Tiến Lâm về đề tài: “Nghiên cứu giải pháp nhằm duy trì và phát triển thể lực cho công nhân nhà máy luyện gang khu gang thép Thái Nguyên”

   Đến dự buổi bảo vệ Luận án của NCS Nguyễn Tiến Lâm  có: PGS.TS. Phạm Đình Bẩm – Cán bộ hướng dẫn 1, PGS.TS. Nguyễn Kim Xuân – Cán bộ hướng dẫn 2; PGS.TS. Nguyễn Văn Phúc – Phó hiệu trưởng trường Đại học TDTT Bắc Ninh, GS.TS. Lưu Quang Hiệp – Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học TDTT Bắc Ninh…. cùng các nhà khoa học, Trưởng các đơn vị,  gia đình và bạn bè của NCS Nguyễn Tiến Lâm.

NCS Nguyễn Tiến Lâm chụp ảnh lưu niệm với các thầy chấm luận án và các thầy hướng dẫn

            Hội đồng chấm Luận án cho NCS Nguyễn Tiến Lâm  gồm 7 thành viên: PGS.TS. Vũ Chung Thủy – Chủ tịch Hội đồng; PGS.TS. Đỗ Hữu Trường  – Uỷ viên thư ký; PGS.TS. Lâm Quang Thành – Phản biện 1; PGS.TS. Đồng Văn Triệu – Phản biện 2; PGS.TS. Trần Đức Dũng – Uỷ viên; TS. Đàm Quốc Chính – Uỷ viên; TS. Nguyễn Duy Quyết – Uỷ viên.

            Sau 4 năm tiến hành nghiên cứu (từ 2012 – 2016) công trình nghiên cứu của NCS Nguyễn Tiến Lâm đã hoàn thành. Luận án được trình bày trong 125 trang đánh máy khổ A4, chưa kể các phần mục lục và tài liệu tham khảo, bao gồm  phần mở đầu và 03 chương, kết luận và kiến nghị. Luận án đã sử dụng 38 biểu bảng, 07 biểu đồ và 100 tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Đề tài sử dụng 7 phương pháp nghiên cứu. Địa điểm nghiên cứu được tiến hành tại: Trường Đại học TDTT Bắc Ninh và nhà máy luyện gang khu gang thép Thái Nguyên;

NCS Nguyễn Tiến Lâm báo cáo luận án tại hội đồng

            Từ những kết quả nghiên cứu đã đạt được của Luận án, có thể thấy rằng đề tài Luận án Tiến sĩ của NCS. Nguyễn Tiến Lâm  tuy còn có những khiếm khuyết. Nhưng kết quả nghiên cứu đạt được của Luận án mang tính cấp thiết, có ý nghĩa thực tiễn. Các thiếu sót của Luận án sẽ chỉnh sửa, bổ sung. Nội dung và hình thức của Luận án đã đảm bảo theo đúng yêu cầu của một Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục chuyên ngành GDTC.

            Kết quả, Luận án đã được 7/7 thành viên hội đồng thông qua với 100% số phiếu tán thành của thành viên Hội đồng.