Nghiên cứu sinh Trần Vũ Phương bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ cấp cơ sở

Tin tức

17.09.2015

Sáng ngày 15/9, tại Trường Đại học TDTT Bắc Ninh đã diễn ra Lễ bảo vệ Luận án Tiến sĩ cấp cơ sở chuyên ngành Giáo dục thể chất của NCS. Trần Vũ Phương với đề tài: "Ứng dụng chương trình đổi mới đào tạo chuyên ngành Giáo dục thể chất trình độ Cao đẳng ở trường Cao đẳng Tuyên Quang".
Toàn cảnh hội đồng chấm luận án NCS Trần Vũ Phương

                 Đến dự buổi bảo vệ Luận án của NCS Trần Vũ Phương có: TS. Bùi Quang Hải – Phó Vụ trưởng Vụ Đào tạo, Bộ VHTT&DL; TS. Nguyễn Bá Đức – Hiệu trưởng trường ĐH Tân Trào Tuyên Quang; TS. Đặng Thị Hồng Nhung – Phó Viện trưởng Viện KH TDTT; GS.TS. Lê Văn Lẫm – Nguyên Hiệu trưởng trường ĐH TDTT Bắc Ninh; PGS.TS. Phạm Đình Bẩm – Nguyên Phó Hiệu trưởng trường ĐH TDTT Bắc Ninh; TS. Trương Anh Tuấn – Nguyên Vụ trưởng Vụ TCCB – Ban Khoa giáo TW. Về phía trường Đại học TDTT Bắc Ninh có NGƯT.GS.TS. Nguyễn Đại Dương – Bí thư Đảng ủy – Hiệu trưởng; PGS. TS. Nguyễn Kim Xuân – Phó Hiệu trưởng; PGS. TS. Vũ Chung Thủy – Phó Hiệu trưởng; TS. Nguyễn Văn Phúc – Phó Hiệu trưởng…. cùng các nhà khoa học, gia đình và bạn bè của NCS. Trần Vũ Phương.

            Hội đồng chấm Luận án cho NCS. Trần Vũ Phương gồm 7 thành viên: PGS.TS. Nguyễn Kim Xuân – Chủ tịch Hội đồng; PGS.TS. Trần Đức Dũng – Phản biện 1; TS. Lê Đức Chương – Phản biện 2; GS.TS. Dương Nghiệp Chí – Ủy viên; GS.TS. Lưu Quang Hiệp – Ủy viên; PGS.TS. Lâm Quang Thành – Ủy viên; PGS. TS. Đặng Văn Dũng – Viện trưởng Viện KH&CN TDTT – Ủy viên thư ký.

            Sau 4 năm tiến hành nghiên cứu (từ 3/2011-7/2015) công trình nghiên cứu của NCS. Trần Vũ Phương đã hoàn thành. Luận án được trình bày trong 150 trang bao gồm mở đầu và 03 chương, sử dụng 40 bảng, sử dụng 23 biểu đồ và 141 tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài.

            Từ những kết quả nghiên cứu đã đạt được của Luận án, có thể thấy rằng đề tài Luận án Tiến sĩ của NCS. Trần Vũ Phương tuy còn có những khiếm khuyết. Nhưng kết quả nghiên cứu đạt được của Luận án mang tính cấp thiết, có ý nghĩa thực tiễn. Các thiếu sót của Luận án sẽ chỉnh sửa, bổ sung. Nội dung và hình thức của Luận án đã đảm bảo theo đúng yêu cầu của một Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục chuyên ngành GDTC.

            Kết quả, Luận án đã được thông qua với 100% số phiếu tán thành của 7 thánh viên Hội đồng.