Lịch sử hình thành và phát triển Trung tâm GDQPAN

THÔNG TIN TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH                              I. Thông tin đơn vị. 1. Tên đơn vị: Trung tâm Giáo dục quốc phòng và An ninh 2. Địa chỉ: Trang Hạ, Từ Sơn, Bắc Ninh 3. Điện thoại: 02222.217.287 4. Email: ttgdqpanbacninh@gmail.com

  THÔNG TIN TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH  

  1. Thông tin đơn vị.
  2. Tên đơn vị: Trung tâm Giáo dục quốc phòng và An ninh
  3. Địa chỉ: Trang Hạ, Từ Sơn, Bắc Ninh
  4. Điện thoại: 02222.217.287
  5. Email: ttgdqpanbacninh@gmail.com
  6. Lịch sử hình thành và phát triển.

         Ngay từ ngày thành lập Trường tháng 12 năm 1959. Nội dung huấn luyện quân sự (nay là giáo dục quốc phòng) cho sinh viên đã được Đảng uỷ và Ban giám hiệu quan tâm đúng mức. Nhà trường đã bám sát vào các văn bản chỉ đạo của Đảng, Chính phủ và các cơ quan chức năng như Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; Bộ Quốc phòng nên môn học đã được xây dựng và phát triển theo kịp bước đi lên của Nhà trường và sự nghiệp củng cố quốc phòng bảo vệ tổ quốc Việt Nam.

          Cùng với chặng đường dài lịch sử gần 60 năm xây dựng và phát triển của Nhà trường, Khoa GDQP nay là Trung tâm GDQPAN đã phát triển qua các giai đoạn:

          Giai đoạn 1: từ năm 1959 đến 1979.

          Đây là thời kỳ Chính phủ chưa có chủ trương cử sĩ quan biệt phái ra các trường Đại học. Nội dung huấn luyện quân sự được Bộ môn Thể thao quốc phòng của nhà trường đảm nhiệm nhưng đến năm 1961 Hội đồng Chính phủ đã có nghị định số 61/CP về huấn luyện quân sự trong các nhà trường. Với phương châm phục vụ thời chiến, môn học chủ yếu với các hình thức luyện tập kỹ thuật sử dụng súng quân dụng, ném lựu đạn và tập luyện các yếu lĩnh động tác chiến thuật vận động,  rèn luyện động tác trong chiến đấu với tinh thần nghiêm minh và ý thức tổ chức kỷ luật cao trong luyện tập. Các bậc  tiền bối như : Thầy Phạm Ngữ , Thầy Nguyễn Ngọc Oanh… đã tạo được nhận thức cho sinh viên về ý chí quyết tâm chiến đấu cao, tinh thần sẵn sàng lên đường nhập ngũ bảo vệ độc lập tự do cho dân tộc.

          Giai đoạn 2: từ năm 1979 đến 1984.

          Với tình hình diễn biến phức tạp, đất nước đứng trước cuộc chiến tranh biên giới tây nam và biên giới phía bắc. Đảng, Nhà nước đã quyết định đưa sĩ quan biệt phái ra làm nhiệm vụ quốc phòng trong các trường Đại học.

          Trường đại học TDTT I đã thành lập Ban quân sự nhà trường và đã nhận được hai đồng chí sĩ quan biệt phái.

              –  Đồng chí thiếu uý Nguyễn Văn Châu giữ chức trưởng ban quân sự.

–  Đồng chí thiếu uý Hoàng Đức Hưng là giảng viên.

Từ đây nhiệm vụ huấn luyện phổ thông cho sinh viên và cơ sở vật chất bảo đảm đã được Bộ quốc phòng giao cho trường quân chính quân khu 3 giúp đỡ nên nhiệm vụ huấn luyện quân sự của nhà trường được  thuận lợi hơn.

Giai đoạn ba: Từ năm 1984 đến 2014.

          Đất nước đã bước vào thời kỳ ổn định, biên giới hai đầu tổ quốc đã được giữ vững. Với chủ trương của Đảng và Nhà nước giảm lực lượng thường trực, tăng cường lực lượng dự bị động viên, đã thành lập  Khoa Quân sự trong các trường đại học để trực tiếp đào tạo sĩ quan dự bị tại trường và huấn luyện phổ thông cho sinh viên. Từ đây Khoa Quân sự trường đại học TDTT I đã được thành lập theo quyết định số 128/TC ngày 01/04/1984 do Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao Tạ Quang Chiến ký. Nhiệm vụ của Khoa quân sự được xác định “Là cơ quan tham mưu đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Hiệu trưởng có trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ huấn luyện quân sự phổ thông; đào tạo sĩ quan dự bị; nhiệm vụ động viên tuyển quân và các nhiệm vụ quân sự khác”. Kèm theo quyết định này Bộ quốc phòng đã điều động thêm 10 đồng chí sĩ quan biệt phái cùng với 2 đồng chí cũ tổng cộng là 12 sĩ quan do đồng chí thiếu tá Nguyễn Quý Kác làm chủ nhiệm khoa. Đồng chí đại uý Bùi Trọng Hiền làm phó chủ nhiệm khoa.

          Và cũng từ đây, nhiệm vụ đào tạo sĩ quan dự bị đã được chuyển từ quân khu 3 về đào tạo trực tiếp tại trường do Bộ tư lệnh quân khu Thủ đô quản lý sĩ quan biệt phái và giúp đỡ đào tạo sĩ quan dự bị. Từ khoá đại học 16 đến khoá đại học 25 và đại học 43 đã đào tạo được 555 sinh viên trở thành sĩ quan dự bị trong đó có 129 sinh viên được phong hàm sĩ quan thường trực, đến nay đã có 1 đồng chí phát triển lên hàm đại tá.

          Năm 1987 Khoa được bổ nhiệm đồng chí thiếu tá Nguyễn Văn Nghinh nguyên trưởng bộ môn quân sự trường đại học Mỏ địa chất về giữ chức trưởng khoa.

          Năm 1988 khoa được bổ nhiệm đồng chí thiếu tá Phạm Quang Lại nguyên là tiểu đoàn trưởng trường Văn hoá Bộ quốc phòng về làm trưởng khoa.

          Từ năm 1991 môn học quân sự trong các trường đại học được đổi tên thành môn học GDQP và cũng từ đây Khoa Quân sự trường đại học TDTTI đổi tên thành khoa GDQP.

          Năm 2004 đồng chí trung tá Nguyễn Quang Hùng phó trưởng khoa được bổ nhiệm làm trưởng khoa GDQP đến  năm 2014.

          Từ năm 2008 trở đi ngoài nhiệm vụ giảng dạy GDQP cho sinh viên của trường, Khoa GDQP còn đảm nhiệm giảng dạy và cấp chứng chỉ cho sinh viên các trường xung quanh như trường cao đẳng Công nghệ Bắc Hà; cao đẳng Thuỷ sản; cao đẳng Công nghiệp bách khoa Hưng Yên…

          Theo quyết định số 1154/BGD&ĐT-GDQP ngày 18/02/2008 của Bộ GD&ĐT trường đại học TDTT đảm nhiệm thêm nhiệm vụ đào tạo giáo viên ngắn hạn GDQP, qua 04 khoá đã đào tạo được 217 học viên góp phần cung cấp thêm giáo viên GDQP cho các trường trung học CN, cao đẳng, THPT và đóng góp thêm nguồn kinh phí cho nhà trường.

          Giai đoạn 4: Từ năm 2015 đến nay.

          Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh tiền thân là Khoa GDQP được thành lập theo Quyết định số: 2295/QĐ-BVHTTDL ngày 02/07/2015 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh thuộc Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh.

          Từ năm 2015 đến nay Trung tâm đã đào tạo chương trình GDQPAN đối với sinh viên các trường liên kết theo Thông tư liên tịch số: 123/2015/TTLT-BQP-BGDĐT-BLĐ&TBXH ngày 05/11/2015 về quy định tổ chức, hoạt động của Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh, liên kết giáo dục quốc phòng và an ninh của các trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành về chương trình Giáo dục quốc phòng  và an ninh.

          Dựng nước phải đi đôi với giữ nước đó là quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam trong mấy ngàn năm lịch sử. Khi có giặc ngoại xâm cũng như khi đất nước hoà bình thịnh trị, ông cha ta luôn chăm lo kế sách lâu dài, “ sâu rễ bền gốc” luyện binh lúc thư nhàn: “Thái bình nên gắng sức, non nước ấy ngàn thu”.

          Ngày nay, trong khung cảnh hoà bình, hạnh phúc, ấm no nhưng trước tình hình quốc tế và khu vực có nhiều biến động ảnh hưởng không tốt đến ổn định tình hình chính trị trong nước. Sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam XHCN đòi hỏi mỗi người dân phải có ý thức bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc, ý thức được tinh thần bảo vệ tổ quốc của ông cha và quán triệt các quan điểm tưởng của Đảng, Nhà nước, Trung tâm GDQPAN quyết tâm phấn đấu đưa nhiệm vụ quân sự, quốc phòng vươn lên góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục đào tạo của nhà trường vững bước đi lên.

III. Chức năng, nhiệm vụ của đơn vị

Chức năng, nhiệm vụ Trung tâm GDQPAN được căn cứ theo Quyết định số: 1200/QĐ-TDTTBN ngày 12 tháng 12 năm 2017 về việc Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm GDQPAN.

Điều 4. Vị trí, chức năng của Trung tâm

  1. Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh thuộc Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh là tổ chức sự nghiệp trực thuộc Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh, là cơ sở được quy hoạch trong hệ thống Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh thực hiện chức năng giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho các đối tượng theo quy định của pháp luật và các nhiệm vụ khác được cấp có thẩm quyền giao.
  2. Trung tâm có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm

  1. Giáo dục quốc phòng và an ninh theo chương trình do cơ quan quản lý ban hành cho đối tượng là sinh viên Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh, sinh viên các cơ sở giáo dục đại học, tổ chức, cơ sở đào tạo khác được liên kết, theo phân công và yêu cầu của cơ quan quản lý theo quy định của pháp luật.
  2. Tổ chức và phối hợp với các cơ sở đào tạo liên kết, cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng kế hoạch liên kết, kế hoạch thực hiện theo chương trình do cơ quan quản lý ban hành, tham gia biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu về giáo dục quốc phòng và an ninh cho các đối tượng. Tổ chức các hội thi, hội thao theo quy định về giáo dục quốc phòng và an ninh thuộc phạm vi quản lý.
  3. Tổ chức và phối hợp tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho cán bộ, viên chức của Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật.
  4. Ban hành nội quy, quy chế hoạt động của Trung tâm.
  5. Thực hiện công tác quốc phòng và an ninh, quân sự địa phương, tham mưu cho lãnh đạo Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh về công tác quốc phòng và an ninh.
  6. Tổ chức kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập, cấp Chứng chỉ Giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên, học viên sau khi hoàn thành chương trình học tập theo quy định.
  7. Quản lý toàn diện về học tập và rèn luyện của học viên, sinh viên trong thời gian học tập tại Trung tâm theo quy định của Nhà nước.
  8. Bảo đảm chế độ, chính sách cho cán bộ, viên chức, giảng viên, báo cáo viên, nhân viên, sinh viên, đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh, người lao động của Trung tâm theo quy định.
  9. Thực hiện chế độ báo cáo, sơ kết, tổng kết, khen thưởng và xử lý vi phạm theo thẩm quyền.
  10. Thực hiện các nhiệm vụ khác được cấp có thẩm quyền giao.
  11. Cán bộ đơn vị qua các thời kỳ.

4.1. Lãnh đạo qua các thời kỳ.

– Từ năm 1984 đến 1987: Đ/c Nguyễn Quý Kác chủ nhiệm khoa.

– Từ năm 1987 đến 1988: Đ/c Nguyễn Văn Nghinh Trưởng khoa.

– Từ năm 1989 đến 2003: Đ/c Phạm Quang Lại Trưởng khoa.

– Từ năm 2004 đến 2014: Đ/c Nguyễn Quang Hùng Trưởng khoa.

– Từ năm 2015 đến 2019: Đ/c Nguyễn Đại Dương Giám đốc.

– Từ năm 2019 đến nay: Đ/c Nguyễn Văn Phúc Giám đốc.

4.2. Cán bộ đơn vị hiện tại.

Điều 6. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm

     Cơ cấu tổ chức của Trung tâm được xây dựng theo Quyết định số 2295/QĐ-BVHTTDL ngày 02/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh thuộc Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh, bao gồm: Ban Giám đốc ( 01 Giám đốc và từ 02 đến 03 Phó Giám đốc); 04 Phòng chức năng; 02 Khoa chuyên môn và 02 tổ chức đoàn thể.

Điều 7. Giám đốc Trung tâm

  1. Giám đốc Trung tâm là người đại diện của Trung tâm trước pháp luật, chịu trách nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động của Trung tâm. Giám đốc do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định và bổ nhiệm. Tiêu chuẩn, quy trình bổ nhiệm Giám đốc thực hiện theo Quy định.
  2. Quyền hạn, trách nhiệm của Giám đốc Trung tâm

– Giám đốc Trung tâm có trách nhiệm chỉ đạo, chỉ huy quản lý điều hành mọi hoạt động của Trung tâm nhằm thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.

– Chỉ đạo đơn vị chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, chỉ thị nghị quyết của Đảng uỷ, Ban Giám hiệu nhà trường, điều lệnh, điều lệ, chế độ, quy định của Quân đội.

– Tổ chức quản lý giáo dục học viên trong quá trình học tập tại Trung tâm, đảm bảo hoàn thành kế hoạch đào tạo theo đúng nội dung; chương trình của Bộ quy định.

– Xây dựng và duy trì các chế độ nền nếp công tác của Trung tâm, có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho cán bộ, giáo viên trong đơn vị. Xây dựng Trung tâm vững mạnh toàn diện.

– Quản lý đội ngũ giáo viên, quản lý tài chính; tài sản có biện pháp xây dựng cơ sở vất chất đáp ứng yêu cầu hoạt động của Trung tâm.

– Tiến hành công tác chính trị tư tưởng, phát huy hiệu lực công tác chính trị tư tưởng trong mọi hoạt động của Trung tâm. Xây dựng mối đoàn kết nội bộ, đoàn kết với các đơn vị trong trường và chính quyền địa phương.

– Tổ chức đảm bảo hậu cần chăm lo đời sống văn hoá tinh thần, vật chất cho Trung tâm.

– Thường xuyên tổ chức sơ, tổng kết rút kinh nghiệm, công tác hoạt động của Trung tâm, tìm giải pháp xây dựng và phát triển Trung tâm. Định kỳ báo cáo tình hình với cấp trên theo chế độ quy định.

– Sắp xếp đội ngũ cán bộ giảng dạy, cán bộ quản lý, quy định chế độ công tác của Trung tâm, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị.

– Đánh giá đề nghị đề bạt quân hàm, nâng lương, khen thưởng cho những Sĩ quan hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đề nghị kỷ luật, thuyên chuyển công tác với những Sĩ quan vi phạm kỉ luật, không hoàn thành nhiệm vụ.

– Kí quyết định cấp chứng chỉ và chứng chỉ môn học GDQPAN cho học viên đã hoàn thành môn học. Kí quyết định khen thưởng kỉ luật đối với học viên.

Điều 8. Phó Giám đốc Trung tâm

  1. Phó Giám đốc Trung tâm có chức năng giúp việc Giám đốc. Phó Giám đốc do Hiệu trưởng Trường Đại học Thể dục thể thao quyết định và bổ nhiệm theo quy định.
  2. Trách nhiệm, quyền hạn của Phó Giám đốc

– Giúp Giám đốc trong việc quản lý và điều hành các hoạt động của Trung tâm, trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực công tác theo phân công của Giám đốc và giải quyết các công việc do Giám đốc giao.

– Khi Giám đốc đi vắng, Phó Giám đốc giải quyết các công việc của Trung tâm và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về kết quả công việc được giao.

– Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo với Giám đốc về tình hình thực hiện công việc được giao.

Điều 9. Phòng Hành chính, Tổ chức – Thanh tra, Pháp chế

Phòng Hành chính, Tổ chức – Thanh tra, pháp chế là cơ quan chức năng giúp Ban Giám đốc tổ chức thực hiện các mặt về công tác hành chính, tổ chức, văn thư, thanh tra pháp chế và thi đua khen thưởng của Trung tâm, có nhiệm vụ:

– Giúp Giám đốc bảo đảm chế độ, chính sách, cho cán bộ, viên chức, giảng viên, báo cáo viên, nhân viên, sinh viên, đối tượng Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh và người lao động.

– Quản lý công tác văn thư, hành chính và lưu trữ của Trung tâm.

– Thực hiện chế độ kiểm tra, đôn đốc theo quy định và các nhiệm vụ khác được cấp có thẩm quyền giao.

– Định kỳ báo cáo cấp trên và thông báo tình hình cho Trung tâm. Đôn đốc các đơn vị thực hiện tốt chế độ báo cáo, chỉ thị theo quy định của Giám đốc.

– Nắm tình hình chính trị tư tưởng của cán bộ, giảng viên, công nhân viên để kịp thời phản ánh cho Ban Giám hiệu.

– Tổ chức thực hiện công tác chính trị, tư tưởng, công tác thi đua, các hoạt động giao lưu văn hoá, văn nghệ, Thể dục thể thao cho học viên.

– Làm công tác trang trí, khánh tiết trong các ngày lễ, hội nghị, khai bế giảng các khoá học.

– Lập phương án tổ chức tiếp khách, thăm hỏi, giao dịch, đối ngoại của Trung tâm.

– Lập phương án bảo vệ trật tự, an toàn, phòng chống thiên tai, hoả hoạn.

– Giúp Giám đốc thanh tra, kiểm tra thực hiện nội quy, quy chế, kế hoạch, chương trình hoạt động Giáo dục quốc phòng và an ninh của Trung tâm.

– Tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm về Giáo dục quốc phòng và an ninh theo quy định của pháp luật.

– Xét chọn tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong học tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học trình cấp có thẩm quyền khen thưởng.

– Thực hiện các nhiệm vụ khác được cấp có thẩm quyền giao.

Điều 10. Phòng Đào tạo, Quản lý sinh viên và học viên

Phòng Đào tạo, Quản lý sinh viên và học viên là cơ quan chức năng giúp Ban Giám đốc chỉ đạo, tổ chức thực hiện các mặt công tác đào tạo và quản lý sinh viên, học viên và đối tượng bồi dưỡng có các nhiệm vụ:

– Chủ trì, phối hợp cùng các khoa phòng ban, chức năng của Trung tâm, đơn vị liên kết với Trung tâm, cơ quan tổ chức liên quan xây dựng kế hoạch thực hiện môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh theo từng năm học cho 17 trường Liên kết theo Thông tư Liên tịch số 123/2015/TTLT-BQP-BGDĐT-BLĐTBXH ngày 05/11/2015 trình Giám đốc phê duyệt và tổ chức thực hiện.

– Giúp Ban Giám đốc Trung tâm xây dựng hợp đồng liên kết; tổ chức tiếp nhận và bàn giao sinh viên, đối tượng Bồi dưỡng kiến thức giáo dục quốc phòng và an ninh giữa Trung tâm với các đơn vị liên kết, cơ quan, tổ chức; cung cấp cho các trường liên kết, cơ quan, tổ chức liên quan kế hoạch giảng dạy của khóa học và hồ sơ sinh viên.

– Giúp Giám đốc Trung tâm quản lý, tổ chức các tiểu đội, trung đội, đại đội; phối hợp với đơn vị của Trung tâm thực hiện

– Xây dựng kế hoạch, lịch giảng dạy, bố trí giảng đường, phòng học, thao trường, bãi tập, trường bắn, hoạt động ngoại khóa và thăm quan cho sinh viên, đối tượng Bồi dưỡng kiến thức giáo dục quốc phòng và an ninh.

– Lập kế hoạch, tổ chức mua sắm đảm bảo cơ sở vật chất huấn luyện, học tập cho từng khoá và từng năm học. Quản lý cấp phát thu hồi vũ khí và các trang bị huấn luyện khác.

– Tổ chức công tác thi, kiểm tra, trong quá trình học tập và kết thúc khoá học. Trực tiếp quản lý, lưu trữ điểm thi, điểm kiểm tra, bài thi, cấp phát chứng chỉ Giáo dục quốc phòng và an ninh.

– Chỉ đạo khung quản lý học viên theo dõi học tập và rèn luyện của học viên trong suốt quá trình ở Trung tâm.

– Tổ chức các hoạt động ngoại khoá và thăm quan thực tế cho học viên.

– Lập kế hoạch đào tạo giáo viên Giáo dục quốc phòng và an ninh và Sĩ quan dự bị theo kế hoạch chỉ tiêu được giao.

– Kiểm tra, đôn đốc thực hiện các kế hoạch giảng dạy, bồi dưỡng, quản lý, lưu trữ hồ sơ học tập của sinh viên theo quy định.

– Tham mưu cho Giám đốc về kiểm tra, thanh tra, sơ kết, tổng kết, khen thưởng và xử lý vi phạm theo thẩm quyền.

– Thực hiện các nhiệm vụ khác được cấp có thẩm quyền giao.

Điều 11. Phòng Hậu cần, Tài chính, Kỹ thuật

Phòng Hậu cần, Tài chính, Kĩ thuật là cơ quan chức năng giúp Ban Giám đốc chỉ đạo, tổ chức thực hiện các mặt công tác hậu cần, tài chính, kỹ thuật có các nhiệm vụ:

– Quản lý công tác Hậu cần của Trung tâm theo kế hoạch đã được Giám đốc phê duyệt.

– Sắp xếp chỗ làm việc và chỗ ở cho cán bộ, giảng viên, công nhân viên.

– Phối hợp với các đơn vị trong nhà trường đề nghị sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất hậu cần, phục vụ cho kế hoạch đào tạo của Trung tâm.

– Lập kế hoạch tổ chức mua sắm, bảo đảm cơ sở vật chất, hậu cần kỹ thuật cho Trung tâm; quản lý công tác hậu cần, kỹ thuật của Trung tâm theo kế hoạch đã được Giám đốc Trung tâm phê duyệt.

– Quản lý tài chính, cấp phát, thu hồi vũ khí, trang phục sinh viên và các trang thiết bị dạy học khác.

– Tổ chức công tác phòng bệnh, chữa bệnh trực cấp cứu và giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm.

– Bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa, định kỳ kiểm tra các trang thiết bị kỹ thuật và cơ sở vật chất; quản lý công tác kỹ thuật của Trung tâm theo kế hoạch đã được Giám đốc phê duyệt.

– Tổ chức sắp xếp chỗ ở cho học viên. Tổ chức ăn uống tập trung cho học viên.

– Thực hiện các nhiệm vụ khác được cấp có thẩm quyền giao.

Điều 12. Khoa Chính trị

Khoa chính trị là cơ quan chuyên môn giúp Ban Giám đốc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác giảng dạy, đào tạo môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh cho học viên vào học tại Trung tâm, có các nhiệm vụ:

– Tổ chức thực hiện các học phần về : Đường lối quốc phòng và an ninh của Đảng Cộng sản Việt Nam, Công tác quốc phòng và an ninh.

– Xây dựng chương trình chi tiết, phân công giảng viên, giáo viên tổ chức biên soạn tài liệu, giáo trình, giáo án, bài giảng, điều hành và tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy do Giám đốc Trung tâm phê duyệt.

– Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất giảng dạy, trực tiếp giảng dạy theo kế hoạch của Trung tâm.

– Sắp xếp bố trí giảng viên giảng dạy phù hợp với khả năng chuyên môn của từng người.

– Thường xuyên rút kinh nghiệm về tình hình giảng dạy của Khoa. Xây dựng đội ngũ giáo viên gương mẫu toàn diện về mọi mặt.

– Phối hợp với khung quản lý, hướng dẫn sinh viên học tập, rèn luyện đạt được mục tiêu của môn học.

– Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, phương pháp sự phạm quân sự cho cán bộ, giảng viên, giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của Trung tâm.

– Tổ chức nghiên cứu khoa học, cập nhật nội dung mới về Giáo dục quốc phòng an ninh, xây dựng phương pháp giảng dạy môn học.

– Xây dựng đề thi, đáp án, tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra, thi và đánh giá kết quả học tập cho sinh viên.

– Tổng hợp kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên báo cáo Giám đốc.

– Thực hiện công tác quốc phòng và an ninh, quân sự địa phương, tham mưu cho lãnh đạo Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh về công tác quốc phòng và an ninh.

– Thực hiện các nhiệm vụ khác được cấp có thẩm quyền giao.

Điều 13. Khoa Quân sự

Khoa quân sự là cơ quan chuyên môn giúp Ban Giám đốc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác giảng dạy, đào tạo môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh cho học viên vào học tại Trung tâm, có các nhiệm vụ:

– Tổ chức thực hiện các học phần về : Quân sự chung, chiến thuật, kỹ thuật bắn súng ngắn và sử dụng lựu đạn, Hiểu biết chung về quân, binh chủng.

– Xây dựng chương trình chi tiết, phân công giảng viên, giáo viên tổ chức biên soạn tài liệu, giáo trình, giáo án, bài giảng, điều hành và tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy do Giám đốc Trung tâm phê duyệt.

– Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất giảng dạy, trực tiếp giảng dạy theo kế hoạch của Trung tâm.

– Sắp xếp bố trí giảng viên giảng dạy phù hợp với khả năng chuyên môn của từng người.

– Thường xuyên rút kinh nghiệm về tình hình giảng dạy của Khoa. Xây dựng đội ngũ giáo viên gương mẫu toàn diện về mọi mặt.

– Phối hợp với khung quản lý, hướng dẫn sinh viên học tập, rèn luyện đạt được mục tiêu của môn học.

– Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, phương pháp sự phạm quân sự cho cán bộ, giảng viên, giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của Trung tâm.

– Tổ chức nghiên cứu khoa học, cập nhật nội dung mới về Giáo dục quốc phòng an ninh, xây dựng phương pháp giảng dạy môn học.

– Xây dựng đề thi, đáp án, tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra, thi và đánh giá kết quả học tập cho sinh viên.

– Tổng hợp kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên báo cáo Giám đốc.

– Thực hiện các nhiệm vụ khác được cấp có thẩm quyền giao.

Điều 14. Đơn vị học viên

Học viên vào học tập ở Trung tâm được biên chế thành các đại đội. Mỗi đại đội biên chế không quá 150 học viên. Trong đại đội biên chế thành các trung đội và tiểu đội. Mỗi trung đội biên chế không quá 50 học viên.

Điều 15. Khung quản lý học viên

Khung quản lý học viên trực thuộc Phòng Đào tạo, Quản lý sinh viên, học viên. Mỗi đại đội có 2 cán bộ khung quản lý, cán bộ trung đội, tiểu đội do học viên kiêm nhiệm, có nhiệm vụ:

– Chịu trách nhiệm quản lí toàn diện đơn vị, kiểm tra đôn đốc nhắc nhở, đưa mọi hoạt động của đơn vị vào nề nếp. Tổ chức đơn vị thực hiện đầy đủ nội quy học tập, rèn luyện, công tác của Trung tâm.

– Nắm chắc nội dung chương trình kế hoạch đào tạo của khoá học, tổ chức cho đơn vị thực hiện theo kế hoạch.

– Triệt để chấp hành chỉ thị mệnh lệnh cấp trên chủ động lập kế hoạch công tác và hiệp đồng với các bộ phận.

– Thường xuyên tiến hành công tác chính trị, tư tưởng với học viên. Hướng dẫn kiểm tra cán bộ kiêm chức, thực hiện nhiệm vụ. Tổ chức các hoạt động thi đua văn hoá, thể thao và xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện.

– Tích cực học tập nâng cao năng lực, bản lĩnh, tác phong chỉ huy. Tham gia giảng dạy một số nội dung do Ban Giám đốc phân công.

– Xây dựng đơn vị đoàn kết nội bộ, giữ nghiêm kỉ luật, phối hợp với các đơn vị trong trường tổ chức tuần tra canh gác đảm bảo trật tự an toàn trong khu vực.

– Quản lý sử dụng tốt vũ khí trang bị, quân trang học cụ, cơ sở vật chất. Không để hư hỏng, mất mát gây lãng phí.

Điều 16. Tổ chức và đoàn thể.

  1. Tổ chức Đảng cơ sở (trực thuộc Đảng bộ nhà trường) lãnh đạo công tác chính trị tư tưởng, hoạt động theo Điều lệ Đảng trong khuôn khổ Hiến pháp và Pháp luật.
  2. Tổ chức Công đoàn cơ sở (trực thuộc Công đoàn nhà trường) chủ động đề xuất Ban Giám đốc, Ban giám hiệu Nhà trường về giải pháp đảm bảo thực hiện có hiệu quả các chế độ, chính sách, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Công chức, viên chức, sĩ quan biệt phái, người lao động.
TT Họ và tên Nhiệm vụ
I Ban giám đốc Trung Tâm
1.        

 

 

 PGS.TS. Nguyễn Văn Phúc

Giám đốc

Điều hành chung mọi hoạt động tại Trung tâm GDQPAN

2.        

 TS. Nguyễn Văn Hòa

Phó Giám đốc

Phụ trách: Phụ trách chung

3.      

  Đại tá Lê Danh Nam

Phó Giám đốc

Phụ trách: Đào tạo.

4.        

    TS. Nguyễn Ngọc Khôi

Phó Giám đốc

Phụ trách: Hậu cần, Tài chính, Kỹ thuật

II Phòng Đào tạo, Quản lý học viên
5.  

 Đại tá Nguyễn Ngọc Thành

Trưởng Phòng

Quản lý chung công tác đào tạo chương trình GDQPAN tại Trung tâm

6.      

Thiếu tá Vũ Đình Phan

Phó Trưởng Phòng

Quản lý công tác liên kết đào tạo,

chương trình đào tạo

7.         

Cử nhân Chu Việt Hùng

Phó Trưởng Phòng

Phụ trách công tác Giáo vụ

8.

  Cử nhân Đàm Thế Hưng

Phụ trách Khung quản lý học viên
III Phòng Hành chính, Tổ chức – Thanh tra, pháp chế
9.        

ThS. Nguyễn Thị Hiền

Trưởng Phòng

Phụ trách công tác hành chính, tổ chức, kế toán

10.

CN. Nguyễn Tuấn Đăng

Phụ trách chông tác tổ chức, khánh tiết
IV Phòng Hậu cần, Tài chính Kỹ thuật
11.

Cử nhân Nguyễn Tất Tài

Trưởng Phòng

Quản lý chung công tác

Hậu cần, Tài chính, Kỹ thuật

12.     

Chuyên viên Trần Thanh Huy

Phụ trách quản lý kho Vũ khí

Cơ sở vật chất tòa KTX B6, B5

13.     

ThS. Nguyễn Tiến Lợi

Phụ trách kho Quân trang 3

Cơ sở vật chất tòa KTX B7

14.   

ThS. Hoàng Văn Thuận

Phụ trách kho Quân trang 2

Cơ sở vật chất tòa KTX B1, B2

V Khoa Quân sự
15.

Đại tá Phạm Ngọc Tuấn

Trưởng Khoa

Phụ trách chung tại Khoa Quân sự

16.  

Thượng tá Nguyễn Quốc Hà

Phó Trưởng khoa

Phụ trách Tổ bộ môn kỹ thuật

17.

ThS. Nguyễn Tiến Sơn

Trưởng bộ môn Chiến Thuật

Phụ trách Tổ bộ môn Chiến thuật

18.  

ThS. Nguyễn Trần Long

Giảng dạy môn học GDQPAN
19.

ThS. Kiều Văn Đoài

Giảng dạy môn học GDQPAN
VI Khoa Chính trị
20.  

Đại tá Lê Xuân Hạnh

Trưởng Khoa

Phụ trách chung tại Khoa chính trị

21.

 Thượng tá Lê Quốc Chung

Phó Trưởng khoa
22.     

Thiếu tá Nguyễn Văn Nguyên

Phụ trách công tác Khung quản lý hoc viên

 

  1. Các thành tích đã đạt được.

* Tính đến thời điểm ngày 31/05/2024 hiện Trung tâm GDQP&AN đã đào tạo cho 28/33 trường liên kết với 10 khoá học tổng số sinh viên đã đào tạo là 15.192 sinh viên, trong đó cấp chứng chỉ bậc Cao đẳng là 6.458 s/v, cấp chứng chỉ bậc Đại học là 8.469 s/v

Kết quả học tập đạt: Giỏi = 1.662 s/v chiếm tỷ lệ 10.95%; Khá = 9.716 s/v chiếm tỷ lệ 63.95%; Trung bình = 3.762 s/v chiếm tỷ lệ 24.76 %; không đạt 52 s/v chiếm tỷ lệ 0.34%.

– Số lượng cấp phát chứng chỉ GDQPAN là: 14.927 s/v

– Số lượng cấp bảng điểm hệ Trung cấp GDQPAN: 214 s/v

Nhìn chung kết quả môn học GDQPAN  hàng năm t­ương đối đồng đều. Tỷ lệ thi qua lần 1 luôn đạt từ 90% trở lên. Số sinh viên đạt khá, giỏi khá cao thường xuyên đạt trên 50%. Số sinh viên vi phạm kỷ luật không đáng kể do quán triệt tốt mục đích yêu cầu môn học và động viên đ­ược ý thức tham gia môn học GDQPAN cho sinh viên.

       Với những cố gắng v­ượt bậc trong những năm qua Trung tâm GDQPAN, trư­ờng Đại học TDTT Bắc Ninh đã nhận đư­ợc những phần th­ưởng cao quý về công tác GDQPAN như:­

+ Huân ch­ương Độc lập hạng nhất kỷ niệm 50 năm thành lập tr­ường năm 2009

+ Tổng kết 5 năm GDQP (1996-2000) đ­ợc BQP tặng Bằng khen.

+ Sơ kết 5 năm GDQP ( 2001- 2005 ) Đ­ược Uỷ ban TDTT tặng Bằng khen.

+ Bằng khen của Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Bắc Ninh về GDQP-AN năm 2007

+ Bằng khen của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh Bắc Ninh Về công tác QP- AN năm 2005

+ Bằng khen của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh Bắc Ninh Về công tác GDQP

năm 2009, 2020.

+ Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Về khen tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác hai năm liên tục (2019-2020,2020-2021).

+ Hội thao Quốc phòng do Bộ GD-ĐT tổ chức cho các tr­ường Đại học 2 năm  một lần Trư­ờng Đại học TDTT  Bắc Ninh  th­ường xuyên đạt các giải cao toàn đoàn.

Trung tâm đã đạt được những danh hiệu và hình thức khen thưởng sau:

* Danh hiệu thi đua

 

Năm Danh hiệu thi đua Số, ngày , tháng, năm của QĐ công nhận danh hiệu thi đua; cơ quan ban hành quyết định
2010 Tập thể Lao động Tiên tiến QĐ số: 437/QĐ-ĐHTDTTBN ngày 14/10/2010 Trường ĐH TDTTBN
2014 Tập thể Lao động Tiên tiến QĐ số: 742/QĐ-ĐHTDTTBN ngày 05/9/2014 Trường ĐH TDTTBN
2015 Tập thể Lao động Tiên tiến QĐ số: 768/QĐ-ĐHTDTTBN ngày 09/9/2015 Trường ĐH TDTTBN
2016 Tập thể Lao động Tiên tiến QĐ số: 817/QĐ-ĐHTDTTBN ngày 23/8/2016, Trường ĐH TDTTBN
2017 Tập thể Lao động Tiên tiến QĐ số: 883/QĐ-ĐHTDTTBN ngày 23/8/2017, Trường ĐH TDTTBN
2019 Tập thể Lao động Tiên tiến QĐ số: 949/QĐ-ĐHTDTTBN ngày 19/9/2019, Trường ĐH TDTTBN
2020 Tập thể Lao động Tiên tiến QĐ số: 1075/QĐ-ĐHTDTTBN ngày 19/11/2020, Trường ĐH TDTTBN
2021 Tâp thể Lao động Tiên tiến QĐ số: 975/QĐ-ĐHTDTTBN ngày 25/10/2021, Trường ĐH TDTTBN
2022 Tâp thể Lao động Tiên tiến QĐ số: 978/QĐ-ĐHTDTTBN ngày 27/10/2022, Trường ĐH TDTTBN
2023 Tâp thể Lao động Tiên tiến QĐ số: 915/QĐ-ĐHTDTTBN ngày 10/11/2023, Trường ĐH TDTTBN

* Hình thức khen thưởng:

Năm Hình thức  khen thưởng Số, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng; cơ quan ban hành quyết định
2015 Bằng khen có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện công tác GDQPAN QĐ số: 2468/QĐ-BGD&ĐT ngày 14/07/2015 Bộ trưởng Phạm Vũ Luận ký
2015 Tập thể lao động xuất sắc QĐ số: 3598/QĐ-BVHTT&DL ngày 23/10/2015 Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh ký
2016 Tập thể lao động xuất sắc QĐ số: 3299/QĐ-BVHTT&DL ngày 19/9/2016Bộ trưởng ký
2016 Bằng khen Bộ 2 năm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ liên tục QĐ số: 3298/ QĐ-BVHTT&DL ngày 19/9/2016Bộ trưởng ký
2016 Giấy khen Công đoàn QĐ số: 17/QĐ-CDDTDTTBN ngày 27/12/2016
2017 Tập thể lao động xuất sắc QĐ số: 3592/ QĐ-BVHTT&DL ngày 22/9/2017Bộ trưởng ký
2020 Tập thể lao động xuất sắc QĐ số: 3791/QĐ-BVHTTDL ngày 14/12/2020

Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện ký

2020 Bằng khen có thành tích, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác năm 2019-2020 QĐ số: 1813/QĐ-UBND ngày 23/12/2020

Chủ tịch Nguyễn Hương Giang ký

2021 Tập thể lao động xuất sắc QĐ số: 2938/ QĐ-BVHTTDL ngày 15/11/2021

Bộ trưởng ký

2021 Bằng khen tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác hai năm liên tục (2019-2020,2020-2021) QĐ số: 2939/ QĐ-BVHTTDL ngày 15/11/2021

Bộ trưởng ký

2022 Tập thể lao động xuất sắc QĐ số: 2912/ QĐ-BVHTTDL ngày 9/11/2022

Bộ trưởng ký

 

  1.     MỘT SỐ ẢNH HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ

 

 

Ảnh: Khai giảng chương trình GDQPAN

 

 

Ảnh: Bế giảng chương trình GDQPAN khóa 9

 

 

Ảnh: Di chuyển lên học tập tại Giảng đường

 

ảnh: Giờ học………………….