EPF24 – Giải đấu toàn quốc kết hợp các bộ môn Thể thao Điện tử và Thể chất số đầu tiên tại Việt Nam diễn ra tại Bắc Ninh

(Kyluc.vn) Chiều tối ngày 07/01/2024, Lễ bế mạc Giải đấu toàn quốc Thể thao điện tử và thể chất số năm 2024 (Esports and Phygital Sports Festival Vietnam 2024 – EPF24) đã diễn ra tại Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh. Cũng trong dịp này, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam - VietKings đã trao Kỷ lục với nội dung: “Giải đấu toàn quốc kết hợp các bộ môn thể thao điện tử và thể chất số đầu tiên tại Việt Nam”

Giải đấu toàn quốc Thể thao điện tử và thể chất số năm 2024 (Esports and Phygital Sports Festival Vietnam 2024 – EPF24) khởi tranh từ ngày 01/01/2024 đến ngày 07/01/2024 tại Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh. Sự kiện do Hội Thể thao điện tử và giải trí Việt Nam (VIRESA) phối hợp với Ủy Ban Olympic Việt Nam, Đại học TDTT Bắc Ninh, Hội Thể thao giải trí TP.Hà Nội và các đối tác tổ chức.

Giải đấu có 04 nhóm môn, bao gồm thể thao điện tử (các bộ môn thể thao điện tử phổ biến như Bóng đá điện tử – eFootball, Bóng rổ điện tử – NBA2k; Audition, Truy kích PC, Football Pro), thể thao thể chất số (Phygital sports nội dung Bóng đá, Bóng rổ), thể thao mô phỏng (E-Golf; Thực tế ảo Mission X) và thể thao giải trí số (Recsports, Dance, Tegball, Calisthenics…). 

Đây cũng là lần đầu tiên một giải đấu có bộ môn Thể thao điện tử và bộ môn Thể thao thể chất số (Phygital sports) được tổ chức tại Việt Nam với quy mô hoành tráng và bài bản. Theo ông Nguyễn Xuân Cường – Chủ tịch Hội Thể thao điện tử giải trí Việt Nam (VIRESA): Thể thao thể chất số là một hướng tiếp cận mới trên thế giới về sự kết hợp giữa Thể thao thể chất và Thể thao kỹ thuật số được thông qua hình thức kết hợp một bộ môn thể thao truyền thống với một bộ môn Thể thao điện tử hoặc Thể thao kỹ thuật số”.

 

Đối với bộ môn Thể chất số, các vận động viên sau khi thi đấu dưới sân sẽ phải thi đấu tiếp trên máy tính và tính tổng điểm để chọn ra đội thắng cuộc.

Tổng kết, Giải đấu có trên 10 bộ môn thể thao điện tử  trên 22 bộ môn thể chất số được tổ chức, đã có trên 3.000 VĐV được trao quà, huy chương, giấy chứng nhận, cúp và nhiều giải thưởng khác được trao tại giải đấu, trong đó có trên 1.200 VĐV đạt kết quả cao được tuyên dương. Đặc biệt, ban tổ chức đã tổ chức thành công hệ thi đấu mới với người khuyết tật và chấn thương cột sống Việt Nam, trong đó đã đào tạo theo đề nghị cho trên 10 trọng tài, khẳng định vai trò xã hội và nghị lực từ chính các VĐV, HLV còn gặp rất nhiều khó khăn này.

Ban Tổ chức trao huy chương cho các vận động viên nội dung đôi nữ Teqball. 

Ghi dấu ấn Kỷ lục: Giải đấu toàn quốc kết hợp các bộ môn thể thao điện tử và thể chất số đầu tiên tại Việt Nam

Ngày 07/01/2024, tại Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh đã diễn ra Lễ bế mạc Giải đấu toàn quốc Thể thao điện tử và thể chất số năm 2024 (Esports and Phygital Sports Festival Vietnam 2024). Cũng trong buổi lễ, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam – VietKings chính thức trao bằng xác lập Kỷ lục với nội dung: “Giải đấu toàn quốc kết hợp các bộ môn thể thao điện tử và thể chất số đầu tiên tại Việt Nam”.

Kỷ lục được trao tại sự kiện cho 07 đơn vị đồng sở hữu: Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, Hội thể thao điện tử giải trí Việt Nam, Ủy ban Olympic Việt Nam, Hội sinh viên Việt Nam tỉnh Bắc Ninh, Câu lạc bộ Thể thao điện tử, thể chất số, Thể thao giải trí và Vũ đạo thể thao giải trí Việt Nam, Công ty TNHH 1 thành viên Newstar – Thương hiệu Vanbest và Công ty TNHH TMDV Đào tạo Kĩ năng Lif Up Academy.

 

 Tại sự kiện, về phía đại diện Ban Lãnh đạo Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) có sự tham dự của Tiến sĩ Trần Ngọc Tăng – Nguyên Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Chủ tịch TW Hội Kỷ lục gia Việt Nam; Ông Hoàng Thái Tuấn Anh – Tổng Thư ký Tổ chức Kỷ lục Đông Dương, Trưởng đại diện VP Miền Bắc Tổ chức Kỷ lục Việt Nam và Bà Phạm Thị Vân – Phó Trưởng đại diện VP Miền Bắc Tổ chức Kỷ lục Việt Nam.

Về phía lãnh đạo TW, địa phương, đơn vị, khách mời có sự góp mặt của ông Nilov Roman – Bí thư thứ 2 –  Đại sứ quán Liên bang Nga tại Việt Nam; ông Gerald Solomon – Trưởng ban Giáo dục Liên đoàn Thể thao điện tử quốc tế IESF, Giám đốc điều hành Liên đoàn thể thao điện tử học thuật Bắc mỹ – IESF; ông Park Jongil – Tổng Giám đốc Ngân hàng Woori Bank Việt Nam; ông Đặng Hà Việt – Cục Trưởng Cục Thể dục thể thao; ông Trần Văn Mạnh – Tổng Thư ký Uỷ ban Olympic Việt Nam; ông Nguyễn Xuân Cường – Chủ tịch Hội Thể thao điện tử giải trí Việt Nam’’. Ông Đỗ Việt Hùng – Tổng thư ký Hội Thể thao điện tử giải trí Việt Nam; ông Nguyễn Văn Ninh – Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty truyền hình cáp Việt Nam; bà Đỗ Thị Hòa – Phó Giám đốc Trung tâm truyền thông, TCT VTC, Giám đốc Cổng Thông tin Điện tử nhân đạo quốc gia, Phó ban cố vấn truyền thông và thường trực ban vận động điều hành giải đấu; bà Trương Thị Ny (Út Ny), Ủy viên đặc biệt Đại diện Hội đồng phát triển Châu Âu (EEDC); ông Trần Tuấn Anh – Ủy viên Ban Chấp hành, Chánh Văn phòng Công đoàn Bộ VHTTDL.

Về phía trường Đại học TDTT Bắc Ninh đơn vị tổ chức đăng cai giải đấu có TS. Lê Trí Trường – Phó Hiệu Trưởng, Trưởng BTC giải đấu; Cùng toàn thể các thầy cô giáo và trưởng phó các đơn vị, em em HS, SV VĐV, tình nguyện viên nhà Trường và các trọng tài, các đơn vị tài trợ, các đại diện của 10 môn thể thao điện tử và trên 22 môn Thể chất số

 

Bà Phạm Thị Vân – Phó Trưởng đại diện Kỷ lục Việt Nam tạ miền Bắc đại diện công bố quyết định xác lập Kỷ lục. (Ảnh: ĐVCC)

Tiến sĩ Trần Ngọc Tăng – Nguyên Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Chủ tịch TW Hội Kỷ lục gia Việt Nam và Ông Hoàng Thái Tuấn Anh – Tổng Thư ký Tổ chức Kỷ lục Đông Dương, Trưởng đại diện VP Miền Bắc Tổ chức Kỷ lục Việt Nam cùng trao Kỷ lục Việt Nam đến đại diện các đơn vị. (Ảnh: ĐVCC)

Giải đấu toàn quốc Thể thao điện tử và thể chất số năm 2024 (Esports and Phygital Sports Festival Vietnam 2024 – EPF24) diễn ra với ý nghĩa góp phần tuyên truyền, thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” sâu rộng trên các kênh truyền thông số và trực tiếp. Ngoài xây dựng hệ sinh thái có sự kết hợp giữa thi đấu điện tử và thể chất – hiện đã có mặt tại các thế vận Hội Olympic quốc tế, giải đấu còn mong muốn lan tỏa 2 nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc. Một là ủng hộ cổng nhân đạo quốc gia 1400 gây quỹ giúp bệnh nhân ung thư; Hai là, tuyên truyền, cổ vũ cuộc thi Văn hóa ứng xử đẹp, phấn đấu mỗi khán giả VDV cả nước là 1 đại sứ văn hóa ứng xử, lan tỏa các giá trị văn hóa trên không gian số và các không gian, hệ sinh thái khác rộng khắp cả nước. 

Ban Tổ chức cũng hy vọng thông qua sự kiện, Thể thao điện tử kết hợp Thể chất số sẽ mở ra cơ hội mới, giúp hệ sinh thái Thể thao Việt Nam trong đó có Thể thao điện tử có thể tiếp cận với các hoạt động thể chất chuyên nghiệp và bài bản về thi đấu.

Kyluc.vn (Ảnh: ĐVCC)