Lễ kỷ niệm 57 năm ngày Bác Hồ về thăm Trường, 59 năm ngày thành lập Trường và Hội thảo khoa học “Hệ thống lí luận về TDTT quần chúng – Thực trạng, hiệu quả quản lý TDTT quần chúng giai đoạn 2011 – 2018″
14.12.2018
Đến dự buổi Lễ có TS. Trần Đức Phấn – Phó tổng cục trưởng Tổng cục TDTT, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; NGƯT.GS.TS. Nguyễn Đại Dương – Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường; PGS.TS. Trần Đúc Dũng – Nguyên Hiệu trưởng; GS.TS. Lưu Quang Hiệp – Nguyên Hiệu trưởng; PGS.TS. Nguyễn Văn Phúc – Phó bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng, chủ tịch Công đoàn Trường; PGS.TS. Đặng Văn Dũng – Phó hiệu trưởng; PGS.TS. Đỗ Hữu Trường – Phó hiệu trưởng; TS. Trương Anh Tuấn – Nguyên phó Hiệu trưởng; PGS.TS. Vũ Chung Thủy – Nguyên Phó hiệu trưởng cùng các nhà khoa học, các đồng chí trưởng, phó các đơn vị, toàn bộ các tiến sĩ, nghiên cứu sinh trong Trường.
Mở đầu buổi Lễ PGS.TS. Nguyễn Văn Phúc đọc diễn văn chào mừng Lễ kỷ niệm 57 năm ngày Bác Hồ về thăm Trường và 59 năm ngày thành lập Trường “Gần 60 năm thực hiện và làm theo lời Bác, từ một trường trung cấp TDTT với vô vàn khó khăn và thách thức, đến nay Trường Đại học TDTT Bắc Ninh đã trở thành trường đại học trọng điểm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đang từng bước khẳng định vị thế, uy tín trong hoạt động đào tạo nguồn cán bộ TDTT chất lượng cao; bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ TDTT. Mở rộng quan hệ hợp tác về đào tạo và khoa học với nhiều nước trên thế giới, để trao đổi và tiếp thu những tri thức khoa học, công nghệ TDTT tiên tiến phục vụ chiến lược phát triển Nhà trường trong giai đoạn mới đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp TDTT trong quá trình xây dựng và phát triển bền vững của đất nước”.
NGƯT.GS.TS. Nguyễn Đại Dương phát biểu khai mạc Hội thảo
Phát biểu tại phần Hội thảo GS.TS. Nguyễn Đại Dương đã nêu rõ “Xuất phát từ vai trò và tầm quan trọng của TDTT quần chúng, ngày 12/4/2017 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký quyết định 1496/QĐ-BVHTTDL phê duyệt Danh mục nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ năm 2018-2019, trong đó có Chương trình “Nghiên cứu TDTT quần chúng, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững”. Đây là một chương trình KH&CN lớn đối với ngành TDTT, gồm 11 đề tài nhánh cấp Bộ, được giao cho 3 đơn vị phối hợp chủ trì thực hiện, đó là: Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, Trường Đại học TDTT Đà Nẵng và Viện Khoa học TDTT. Trong đó Trường Đại học TDTT Bắc Ninh được giao chủ trì thực hiện 8 đề tài, bao gồm 01 nhánh tổng hợp của Chương trình.
Hôm nay nhân kỷ niệm 57 ngày Bác Hồ về thăm Trường và 59 năm ngày thành lập Đại học TDTT Bắc Ninh, Ban chủ nhiệm Chương trình phối hợp với Trường Đại học TDTT Bắc Ninh tổ chức Hội thảo khoa học “Hệ thống lý luận về TDTT quần chúng – Thực trạng, hiệu quả quản lý TDTT quần chúng giai đoạn 2011 – 2018” tại Trường Đại học TDTT Bắc Ninh năm 2018. Mục đích của Hội thảo là tạo ra một diễn đàn học thuật để thảo luận, phân tích và tổng hợp ý kiến, quan điểm của các chuyên gia, các nhà lãnh đạo, quản lý TDTT, các nhà khoa học… để đi tới thống nhất khái niệm về TDTT quần chúng, xác định các tiêu chí đánh giá sự phát triển của TDTT quần chúng ở Việt Nam, xác định cơ sở lý luận và phân tích thực trạng TDTT quần chúng ở các khu vực, thực trạng hoạt động dịch vụ TDTT quần chúng, nguồn nhân lực và công tác đào tạo nguồn nhân lực cho TDTT quần chúng”.
TS. Trần Đức Phấn đóng góp ý kiến tham luận “Quan điểm, định hướng phát triển TDTT quần chúng ở Việt Nam và hệ thống khái niệm, tiêu chí đánh giá sự phát triển của TDTT quần chúng”
Hội thảo đã nghe 9 báo cáo tham luận của các báo cáo viên trong và ngoài trường, trong đó có tham luận “Quan điểm, định hướng phát triển TDTT quần chúng ở Việt Nam và hệ thống khái niệm, tiêu chí đánh giá sự phát triển của TDTT quần chúng” BCV: PGS.TS. Nguyễn Cẩm Ninh, Chủ nhiệm đề tài nhánh số 1: “Nghiên cứu lý luận và thực tiễn để phát triển bền vững Thể dục thể thao quần chúng”; “Cơ sở lý luận và thực trạng hoạt động dịch vụ Thể dục thể thao quần chúng” BCV: PGS.TS. Ngô Trang Hưng, Thư ký đề tài nhánh số 5: “Giải pháp phát triển các dịch vụ Thể dục thể thao quần chúng đáp ứng nhu cầu xã hội”; “Thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển TDTT quần chúng giai đoạn 2011 đến 2018” BCV: PGS.TS. Nguyễn Thanh Tùng, Chủ nhiệm đề tài nhánh số 6: “Đảm bảo nguồn nhân lực phục vụ phát triển Thể dục thể thao quần chúng đáp ứng nhu cầu xã hội”; “Cơ sở lý luận, thực trạng quản lý, phát triển Thể dục thể thao quần chúng ở khu vực nông thôn (giai đoạn 2011-2018)” BCV: PGS.TS. Bùi Ngọc, Chủ nhiệm đề tài nhánh số 2: “Mô hình thể dục thể thao quần chúng gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới”; “Cơ sở lý luận về xây dựng chương trình và tài liệu chuyên môn hướng dẫn tập luyện TDTT đáp ứng nhu cầu giải trí và nâng cao sức khỏe của người dân ở nông thôn” BCV: PGS.TS. Lương Kim Chung, thành viên BCN đề tài nhánh số 7: “Nghiên cứu xây dựng chương trình và tài liệu chuyên môn hướng dẫn tập luyện Thể dục thể thao đáp ứng nhu cầu giải trí và nâng cao sức khỏe của người dân ở nông thôn”; “Cơ sở lý luận và thực trạng quản lý, phát triển Thể dục thể thao quần chúng ở khu vực miền núi phía bắc giai đoạn 2011-2018” BCV: PGS.TS. Đỗ Hữu Trường, Chủ nhiệm đề tài nhánh số 4: “Mô hình phát triển Thể dục thể thao quần chúng ở miền núi; “Cơ sở lý luận và thực trạng quản lý, phát triển Thể dục thể thao quần chúng tại các khu công nghiệp, khu chế xuất giai đoạn 2011 – 2018” BCV: PGS.TS. Tạ Hữu Hiếu, Chủ nhiệm đề tài nhánh số 10: “Giải pháp phát triển Thể dục thể thao quần chúng tại các khu công nghiệp, khu chế xuất”; “Cơ sở lý luận và thực trạng Thể dục thể thao quần chúng ở khu vực thành thị của Việt Nam” BCV: TS. Nguyễn Thị Xuân Phương, Chủ nhiệm đề tài nhánh số 3: “Mô hình phát Thể dục thể thao quần chúng ở khu vực thành thị”; “Thực trạng và giải pháp phát triển các trò chơi phổ cập ở nông thôn và trong các Lễ hội truyền thống ở Việt Nam” BCV: PGS.TS. Đặng Thị Hồng Nhung, Chủ nhiệm đề tài nhánh số 9: Mô hình phát triển thể thao ngoại khóa cho học sinh phổ, sinh viên tại nơi cư trú”.