NCS. Nguyễn Đức Thụy bảo vệ thành công luận án tiến sĩ cấp trường
18.07.2016
NCS nguyễn Đức Thụy tặng hoa hai thầy hướng dẫn luận án
Đến dự buổi bảo vệ Luận án của NCS. Nguyễn Đức Thụy có: NGƯT.GS.TS. Nguyễn Đại Dương – Cán bộ hướng dẫn 1, PGS.TS. Đặng Văn Dũng – Cán bộ hướng dẫn 2; TS. Nguyễn Văn Phúc – Phó hiệu trưởng trường Đại học TDTT Bắc Ninh; PGS.TS. Trần Đức Dũng nguyên Hiệu trưởng trường Đại học TDTT Bắc Ninh, PGS.TS. Phạm Đình Bẩm – Nguyên phó hiệu trưởng trường Đại học TDTT Bắc Ninh, TS. Trương Anh Tuấn – Nguyên phó hiệu trưởng trường Đại học TDTT Bắc Ninh … cùng các nhà khoa học, Đại diện Lãnh đạo trường Cao đẳng Sư phạm Thái Nguyên, Trưởng các đơn vị, gia đình và bạn bè của NCS. Nguyễn Đức Thụy.
Hội đồng chấm Luận án cho NCS. Nguyễn Đức Thụy gồm 7 thành viên: PGS.TS. Vũ Chung Thủy – Chủ tịch Hội đồng; PGS.TS. Đỗ Hữu Trường – Uỷ viên thư ký; GS.TS. Lưu Quang Hiệp – Phản biện 1; PGS.TS. Phạm Ngọc Viễn – Phản biện 2; TS. Nguyễn Tấn Dũng – Phản biện 3; TS. Nguyễn Hoàng Thụ – Uỷ viên; TS. Nguyễn Đương Bắc – Uỷ viên.
Sau 5 năm tiến hành nghiên cứu (từ 2011 – 2016) công trình nghiên cứu của NCS. Nguyễn Đức Thụy đã hoàn thành. Luận án được trình bày trong 124 trang đánh máy khổ A4, chưa kể các phần mục lục và tài liệu tham khảo, bao gồm phần mở đầu và 03 chương, kết luận và kiến nghị. Luận án đã sử dụng 28 biểu bảng, 05 biểu đồ và 121 tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Đề tài sử dụng 7 phương pháp nghiên cứu. Địa điểm nghiên cứu được tiến hành tại: Trường Đại học TDTT Bắc Ninh và các trường Đại học, Cao đẳng miền núi phía Bắc thuộc các tỉnh: Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Phú Thọ, Bắc Giang, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu.
Từ những kết quả nghiên cứu đã đạt được của Luận án, có thể thấy rằng đề tài Luận án Tiến sĩ của NCS. Nguyễn Đức Thụy tuy còn có những khiếm khuyết. Nhưng kết quả nghiên cứu đạt được của Luận án mang tính cấp thiết, có ý nghĩa thực tiễn. Các thiếu sót của Luận án sẽ chỉnh sửa, bổ sung. Nội dung và hình thức của Luận án đã đảm bảo theo đúng yêu cầu của một Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục chuyên ngành GDTC.
Kết quả, Luận án đã được thông qua với 100% số phiếu tán thành của thành viên Hội đồng có mặt bỏ phiếu.