NCS Nguyễn Văn Hòa bảo vệ thành công luận án cấp Trường
30.08.2016
Đến dự buổi bảo vệ Luận án của NCS Nguyễn Văn Hòa có: NGƯT.PGS.TS. Nguyễn Kim Xuân – Cán bộ hướng dẫn 1; PGS.TS. Đồng Văn Triệu – Hướng dẫn 2; NGƯT.PGS.TS. Vũ Chung Thủy – Phó Hiệu trưởng trường Đại học TDTT Bắc Ninh, PGS.TS. Phạm Đình Bẩm – Nguyên phó hiệu trưởng trường Đại học TDTT Bắc Ninh; TS. Nguyễn Xuân Trãi – Trưởng Khoa HLTT cùng các nhà khoa học, gia đình và bạn bè của NCS. Nguyễn Văn Hòa.
Hội đồng chấm Luận án cho NCS. Nguyễn Văn Hòa gồm 7 thành viên: NGƯT.GS.TS. Nguyễn Đại Dương – Chủ tịch Hội đồng; TS. Nguyễn Kim Lan – Uỷ viên thư ký; PGS.TS. Lê Đức Chương – Phản biện 1; PGS.TS. Trần Đức Dũng – Phản biện 2; PGS.TS. Lâm Quang Thành – Phản biện 3; TS. Vũ Đức Văn – Uỷ viên; TS. Nguyễn Văn Phúc – Uỷ viên.
Hội đồng chấm luận án NCS Nguyễn Văn Hòa (ảnh Hải An)
Sau 3 năm tiến hành nghiên cứu (từ 2013 – 2016) công trình nghiên cứu của NCS. Nguyễn Văn Hòa đã hoàn thành. Luận án được trình bày trong 140 trang bao gồm mở đầu và 03 chương, sử dụng 31 biểu bảng, sử dụng 4 biểu đồ và 119 tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Đề tài sử dụng 7 phương pháp nghiên cứu. Địa điểm nghiên cứu được tiến hành tại: Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
Những đóng góp mới của luận án
1. Luận án đã lựa chọn được mô hình AUN đánh giá CTĐT ngành HLTT, thông qua hình thức phỏng vấn trực tiếp, trao đổi tọa đàm các chuyên gia. Trên cơ sở bộ tiêu chuẩn và tiêu chí AUN, luận án đã tiến hành lựa chọn và xây dựng bộ tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá chương trình đào tạo cử nhân ngành HLTT, với 12 tiêu chuẩn và 62 tiêu chí, phù hợp với điều kiện thực tiễn của ngành HLTT Trường Đại học TDTT Bắc Ninh. Kết quả đánh giá thực trạng CTĐT ngành HLTT đạt 4.18 điểm/7 điểm (đạt đúng như yêu cầu của tiêu chí), tức là các văn bản minh chứng cho các tiêu chí trên đạt ở mức trung bình và điểm đạt ở mức như dự kiến.
2. Kết quả nghiên cứu của luận án đã lựa chọn được 05 tiêu chuẩn và 32 tiêu chí đánh giá phẩm chất và năng lực công tác của cử nhân ngành HLTT theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội. Đánh giá của người sử dụng lao động đối với sản phẩm đào tạo cho thấy, những tiêu chuẩn có điểm trung bình đạt mức Tốt gồm: Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống; Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường công tác; Năng lực xây dựng kế hoạch công tác; Năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; Tuy nhiên về tiêu chuẩn Năng lực phát triển chuyên môn nghiệp vụ, thì điểm trung bình đạt ở mức Khá. Trong 05 tiêu chuẩn trên còn có nhiều tiêu chí, chỉ đạt ở mức Khá và Trung bình, cần có những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đào tạo.
3. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn cũng như kết quả nghiên cứu kể trên, luận án đã đề xuất được 05 giải pháp nhằm nâng cao chất lượng CTĐT cử nhân ngành HLTT gồm: 1) Xây dựng chương trình đào tạo cử nhân ngành HLTT theo hệ thống tín chỉ; 2) Cải tiến công tác thực tập nghiệp vụ; 3) Nâng cao chất lượng ĐT kỹ năng mềm; 4) Nâng cao hiểu biết pháp luật về nguồn nhân lực HLV; 5) Tăng cường các học phần lý luận cơ sở ngành trong bộ môn Lý luận TDTT và Y học TDTT. Thông qua khảo sát, lấy ý kiến đánh giá của các chuyên gia và nhà quản lý cho thấy tính khả thi và thực tiễn của 05 giải pháp đạt tỉ lệ cao với 83.3% ý kiến tán thành.
Kết quả trên của NCS là những đóng góp mới có giá trị về mặt khoa học, xã hội nói chung và nâng cao chất lượng đào tạo của Trường ĐH TDTT Bắc Ninh nói riêng.
oàn cảnh buổi bảo vệ (ảnh Hải An)
Từ những kết quả nghiên cứu đã đạt được của Luận án, có thể thấy rằng đề tài Luận án Tiến sĩ của NCS. Nguyễn Văn Hòa tuy còn có những khiếm khuyết. Nhưng kết quả nghiên cứu đạt được của Luận án mang tính cấp thiết, có ý nghĩa thực tiễn. Các thiếu sót của Luận án sẽ chỉnh sửa, bổ sung. Nội dung và hình thức của Luận án đã đảm bảo theo đúng yêu cầu của một Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục chuyên ngành GDTC.
Kết quả, Luận án đã được thông qua với 100% số phiếu tán thành của thành viên Hội đồng.