Sự quan tâm sâu sắc của Bác Hồ đối với vận động viên Thể Thao Việt Nam

Bác Hồ  khuyến khích tài năng của tuổi trẻ trọng mọi lĩnh vực nhằm làm rạng rõ cho Tổ quốc, nhân dân Việt Nam. Về tài năng thể thao của nước nhà được Bác Hồ rất quan tâm. Người từng trực tiếp khen ngợi những vận động viên đã giành được thành tích vẻ vang trên đấu trường quốc tế. Người rất mong muốn vận động viên thể thao Việt Nam cố  gắng nhiều hơn nữa trong tập luyện và thi đấu để đạt được những thành tích ngày càng cao, giành vinh quang về cho đất nước, nhân dân ta.

Bác Hồ  khuyến khích tài năng của tuổi trẻ trọng mọi lĩnh vực nhằm làm rạng rõ cho Tổ quốc, nhân dân Việt Nam. Về tài năng thể thao của nước nhà được Bác Hồ rất quan tâm. Người từng trực tiếp khen ngợi những vận động viên đã giành được thành tích vẻ vang trên đấu trường quốc tế. Người rất mong muốn vận động viên thể thao Việt Nam cố  gắng nhiều hơn nữa trong tập luyện và thi đấu để đạt được những thành tích ngày càng cao, giành vinh quang về cho đất nước, nhân dân ta.

Bác Hồ khuyến khích, động viên vận động viên lứa tuổi thiếu nhi:

 

Vào cuối tháng 9/1958, Ban thể dục thể thao Trung ương tổ chức Đại hội Bơi lội thiếu nhi toàn miền Bắc nước ta lần thứ nhất tại bể bơi Ba Đình – Hà Nội. Trước một ngày kết thúc Đại hội vào buổi tối Tết trung thu, trăng sáng như gương, Bác Hồ đến thăm và vui tết với tất cả các cháu vận động viên của các tỉnh, thành phố trên toàn miền Bắc nước ta. Các cháu vận động viên quây quần quanh Bác Hồ nghe Bác dặn dò, kể chuyện. Để khuyến khích các cháu vận động viên Bơi lội nước ta trở thành những vận động viên giỏi, đạt thành tích cao trên các đấu trường trong nước và quốc tế, Bác đã kể về những vận động viên trẻ nổi tiếng của nước Australia hồi ấy. Đó là hai anh em Jonh và Lisa Konrads. Người anh 15 tuổi, người em 14 tuổi. Tại những cuộc thi đấu quốc tế hai anh em đã phá nhiều kỷ lục thế giới về bơi trong bể lứa tuổi thiếu niên. Bác Hồ còn kể cho các cháu nghe về một vận động viên tiêu biểu khác cũng của đất nước Australia tên là Myray Ruse, 17 tuổi đoạt huy chương vàng ở cự ly 400 mét và 1500 mét bơi tự do tại Thế vận hội. Olympic, tổ chức ở Melbourne (Australia) từ ngày 22/11 đến ngày 8/12/1956. Kể xong thành tích của các vận động viên bơi lội đó, Bác hỏi các cháu vận động viên một cách trìu mến:

– Các cháu có hăng hái thi đua tập luyện không nào?

Tất cả các cháu vận động viên đồng thanh trả lời:

– Thưa Bác, chúng cháu quyết tâm thi đua tập luyện ạ!

Đến Đại hội bơi lội thiếu nhi toàn miền Bắc lần thứ hai tổ chức vào những ngày đầu tháng 10/1960 tại bể bơi Ba Đình – Hà Nội do Ban thể dục thể thao Trung ương tổ chức vào ngày 2/10/1960 Bác Hồ đã đến thăm và động viên các cháu vận động viên tham dự thi đấu tốt.

Mấy năm sau, nhiều vận động viên thiếu nhi bơi lội Việt Nam thực hiện lời khuyên bảo, động viên của Bác Hồ đã trở thành những kiện tướng thể thao, đọat huy chương các loại trên các đấu trường trong nước và quốc tế. Trong số đó có những người trưởng thành đảm trách huấn luyện viên bơi lội quốc gia, tỉnh, thành và cán bộ trung, cao của ngành thể dục thể thao nước ta.

Bác Hồ dạy bảo đoàn vận động viên Bóng bàn Việt Nam

Vào mùa đông năm 1964 nước ta đăng cai tổ chức thi đấu Bóng bàn hữu nghị ba nước: Việt Nam, Lào và Indonesia. Sau khi kết thúc giải, các đoàn vận động viên của ba nước được lên thăm Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch. Bác ân cần nói chuyện và căn dặn các vận động viên của ba đoàn về tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau, cố gắng tập luyện tiến bộ hơn nữa. Bác hướng về phía Đoàn vận động viên Việt Nam căn dặn: “Các cháu luôn luôn  nhớ phải khiêm tốn học tập cái hay, cái giỏi của các bạn. Trong thi đấu thắng không kiêu, bại không nản, thế mới là vận động viên tốt”. Lời căn dặn đó của Bác Hồ luôn được các vận động viên Việt Nam ghi nhớ rèn luyện, phấn đấu biến niềm tin và hi vọng thành hiện thực giành được những thành tích cao trên các đấu trước quốc tế. Đó là vinh dự, tự hào, nhưng không vì đó mà “Kiêu căng, tự mãn” sẽ làm giảm sút ý chí, nếu thất bại, chưa đạt được lòng mong muốn thì cũng đừng bi quan, chán nản, phải phấn đấu để lần thi đấu sau giành được thành tích cao đẹp. Có như vậy vận động viên mới xứng đáng là vận động tốt, vận động viên ưu tú của nước nhà.

Bác Hồ dạy bảo đoàn vận động viên Việt Nam tham dự cuộc thi đấu thể thao quốc tế tổ chức ở Indonesia trở về nước:

Vào một buổi chiều hè năm 1964 tại Phủ Chủ tịch, Bác Hồ tiếp, nói chuyện và dạy bảo đoàn vận động viên thể thao nước ta tham dự cuộc thi đấu quốc tế (Tiền Đại hội GANEFO) tổ chức ở Indonesia trở về nước. Trong số đoàn vận động viên duy chỉ có một nam vận động viên giành được một huy chương vàng. Bác khen ngợi vận động viên này và dạy  bảo tất cả các vận động viên rằng: “Lúc này cả nước sẵn sàng bước vào cuộc chiến đấu chống Mỹ xâm lược, nước ta cần phải tranh thủ quốc tế, nhất là các nước trong khu vực Đông Nam Á. Chúng ta phải chiến đấu giỏi trên mọi lĩnh vực, kể cả thể thao”.

Khi đất nước có chiến tranh, Bác Hồ xác định thể dục thể thao cần góp sức vào cuộc kháng chiến của dân tộc. Trong cuộc  kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác Hồ chủ trương “Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến”, nghĩa là thể dục thể thao cũng tham gia kháng chiến. Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, Bác Hồ chủ trương mọi lĩnh vực kể cả thể thao đều phải tham gia chống đế quốc Mỹ. Các vận động viên đã làm theo lời Bác dạy bảo, luyện tập hết mình, chuẩn bị tham dự Đại hội GANEFO Châu Á lần thứ nhất, quyết tâm giành được những thành tích vẻ vang trên đấu trường thể thao thể thao này.

Bác Hồ khen ngợi và dạy bảo đoàn vận động viên thể thao Việt Nam tham dự Đại hội GANEFO Châu á lần thứ nhất trở về nước

Cuối năm 1966, Đoàn vận động viên thể thao Việt Nam tham dự Đại hội GANEFO Châu á lần thứ nhất tổ chức tại đất nước Chùa Tháp – Campuchia giành được thành tích đáng khích lệ. Đại hội này là một đấu trường thể thao quốc tế khá lớn hồi bấy giờ, có tới gần 30 nước tham dự. Sau khi trở về nước, Đoàn vận động viên thể thao Việt Nam được lên thăm Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch – Hà Nội. Bác Hồ tiếp đón Đoàn rất chân tình, Người hỏi han sức khoẻ và thành tích thi đấu của các cháu vận động viên: “Đoàn ta có bao nhiêu vận động viên tham dự?”, “Đoàn ta xếp thứ mấy?”, “Lần thi đấu ở Indonesia ta giành được mấy huy chương?”. Mỗi câu hỏi đó của Bác đều được ông Trưởng đoàn và các vận động viên trả lời rõ ràng, chính xác. Bác Hồ rất vui vì nhận thấy thành tích thể thao của nước ta có nhiều tiến bộ. Bác khen ngợi: “Tất cả các cháu giành được huy chương, nhiều cháu giành được huy chương vàng, thế là tốt!”. Bác thưởng huy hiệu của người cho bốn vận động viên đoạt huy chương vàng, tiêu biểu cho thành tích thể thao Việt Nam trên đấu trường GANEFO Châu Á lần thứ nhất.

Bác Hồ khen ngợi và đánh giá cao kết quả thi đấu của Đoàn vận động viên thể thao Việt Nam tại Đại hội GANEFO Châu Á lần thứ nhất tổ chức ở Campuchia. Sọng Bác Hồ cũng đã dạy bảo tất cả các vận động viên của Đoàn rằng: “Các cháu hãy cố gắng hơn nữa, đừng vì thắng lợi mà kiêu căng, tự mãn”, và người lưu ý: “Phong trào và thành tích thể thao của thế giới phát triển mạnh, Việt Nam ta hãy cố gắng tiến triển kịp”. Sau đó Bác Hồ còn động viên Đoàn vận động viên hãy phát huy thành tích đã đạt được, tiếp tục phấn đấu để tiến bộ hơn nữa, giành được những thành tích cao hơn nữa trên các đấu trường quốc tế làm vinh dự cho Tổ quốc và thể thao nước ta, xứng đáng với đất nước, nhân dân Việt Nam anh hùng.

Bác Hồ dạy: “Đánh giặc Mỹ khó khăn và gian khổ như vậy, nhưng quân và dân ta có quyết tâm cao vẫn đánh thắng. Các cháu phải quyết tâm đạt thành tích cao hơn nữa. Muốn vậy phải đoàn kết, giúp đỡ nhau rèn luyện, phải cố gắng nhiều để xứng đáng là những vận động viên của dân tộc Việt Nam anh hùng”.

Tất cả những lời động viên và dạy bảo trên đây của Bác Hồ đối với VĐV có ý nghĩa sâu sắc không chỉ trong những thời điểm trước đây mà cả hiện nay và sau này. Bác Hồ đã đi xa, nhưng mỗi thắng lợi vẻ vang của vận động viên Việt Nam trên đấu trường thể thao quốc tế những năm qua và còn tiếp tục mãi “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”.

                                                                                                                Th.S. Trương Quốc Uyên