Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh bảo vệ thành công đề tài KH&CN cấp Bộ: Giải giáp phát triển thể thao mạo hiểm và sự kiện thể thao tại Vùng trung du, miền núi Bắc Bộ
28.02.2024
Năm 2023, Trường Đại học TDTT đã bảo vệ thành công Đề tài KH&CN Cấp Bộ: Giải giáp phát triển thể thao mạo hiểm và sự kiện thể thao tại Vùng trung du, miền núi Bắc Bộ. Đây là 1 trong 3 đề tài KH&CN cấp bộ do Trường Đại học TDTT Bắc Ninh chủ trì được nghiệm thu năm 2023.
– Chủ nhiệm: PGS.TS. Đỗ Hữu Trường
– Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
– Thời gian thực hiện: 24 tháng (từ tháng 1/2022 đến tháng 12/2023).
Đề tài được triển khai với 3 mục tiêu chính:
– Hệ thống hóa cơ sở lý luận về thể thao mạo hiểm và sự kiện thể thao tại Vùng Trung du và Miền núi;
– Thực trạng phát triển thể thao mạo hiểm và sự kiện thể thao tại Vùng Trung du và Miền núi Bắc bộ;
– Giải pháp phát triển thể thao mạo hiểm và sự kiện thể thao tại Vùng Trung du và Miền núi Bắc bộ.
Các kết quả nghiên cứu chính:
Công trình đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận có liên quan tới phát triển Thể thao mạo hiểm và sự kiện thể thao nói chung, phân tích các công trình nghiên cứu có liên quan, từ đó xây dựng các căn cứ lý luận cần thiết để đánh giá thực trạng và lựa chọn giải pháp phát triển Thể thao mạo hiểm và sự kiện thể thao cho các tỉnh Vùng Trung du và Miền núi Bắc bộ.
Nghiên cứu xác định được 10 điều kiện cần thiết để phát triển các môn thể thao mạo hiểm tại vùng Trung du và Miền núi Bắc bộ với 39 tiêu chí đánh giá và 10 điều kiện cần thiết để phát triển các sự kiện thể thao tại vùng Trung du và Miền núi Bắc bộ với 41 tiêu chí đánh giá. Trên cơ sở đó, tiến hành đánh giá thực trạng các điều kiện cần thiết để phát triển các môn Thể thao mạo hiểm và sự kiện thể thao trên địa bàn nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu xác định được 12 tiêu chí đánh giá thực trạng phát triển Thể thao mạo hiểm và 18 tiêu chí đánh giá thực trạng phát triển sự kiện thể thao tại Vùng Trung du và Miền núi Bắc bộ. Trên cơ sở đó, đánh giá thực trạng phát triển thể thao mạo hiểm và sự kiện thể thao trên địa bàn nghiên cứu.
Quá trình nghiên cứu lựa chọn được 15 tiêu chí thuộc 5 nhóm tiêu chí đánh giá hoạt động các môn thể thao mạo hiểm và 25 tiêu chí thuộc 5 nhóm tiêu chí đánh giá thực trạng hoạt động tổ chức các sự kiện thể thao tại Vùng Trung du và Miền núi Bắc bộ.
Thực trạng tiềm năng và định hướng phát triển thể thao mạo hiểm và tổ chức các hoạt động thể thao tại vùng Trung du và Miền núi Bắc bộ vẫn còn nhiều hạn chế, ngoại trừ các điều kiện về tài nguyên thiên nhiên và đặc điểm văn hóa thuận tiện, các tiềm năng khác vẫn cần đầu tư và khai thác hiệu quả hơn.
Quá trình nghiên cứu xác định được 6 định hướng phù hợp để phát triển Thể thao mạo hiểm tại Vùng Trung du và Miền núi Bắc bộ và 6 định hướng phát triển sự kiện thể thao tại vùng Trung du và Miền núi Bắc bộ.
Quá trình nghiên cứu lựa chọn được 25 giải pháp thuộc 6 nhóm giải pháp phát triển thể thao mạo hiểm và 20 giải pháp thuộc 5 nhóm giải pháp phát triển các sự kiện du lịch tại khu vực Trung du và Miền núi Bắc bộ, đồng thời tiến hành xây dựng chi tiết nội dung từng giải pháp. Bước đầu kiểm nghiệm các giải pháp trong thực tế đã bảo đảm tính thực tiễn, tính khả thi, tính đồng bộ và tính hiệu quả. Đồng thời bước đầu ứng dụng một số giải pháp tổ chức sự kiện thể thao trong thực tế đã cho thấy hiệu quả tích cực.