Thông tin luận án tiến sĩ NCS Nguyễn Thị Phương Oanh

Tiến sĩ

13.05.2020

 

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH              CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT BẮC NINH                             Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

THÔNG TIN TÓM TẮT

VỀ NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ

 

 

  1. Tên luận án: Ứng dụng phương pháp dạy học bằng sơ đồ đối với  môn học Lý luận  và phương pháp GDTC cho sinh viên Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.

  2. Ngành: Giáo dục học 3. Mã số: 9140101

  1. Họ tên NCS: Nguyễn Thị Phương Oanh

  2. Họ tên người hướng dẫn NCS:

Hướng dẫn 1: PGS.TS. Đồng Văn Triệu Hướng dẫn 2: TS. Trần Trung

  1. Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh

  2. Những kết luận mới của luận án:

Mục đích và đối tượng nghiên cứu luận án:

Thông qua đánh giá thực trạng dạy và học môn LL & PP GDTC, luận án xây  dựng quy trình ứng PPDH bằng sơ đồ đối với môn học LL & PP GDTC cho SV trường Đại học TDTT Bắc Ninh nhằm nâng cao chất lượng dạy học của môn học nói riêng và chất lượng đào tạo của nhà trường nói chung.

Đối tượng nghiên cứu của luận án là PPDH bằng sơ đồ đối với môn học LL & PP GDTC cho SV Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.

Khách thể nghiên cứu là SV khóa 52 (N = 179), khoa GDTC Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.

Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng:

Quá trình nghiên cứu luận án sử dụng 6 phương pháp khoa học thường quy trong nghiên cứu khoa học TDTT gồm: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, Phương pháp quan sát sư phạm; Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm; Phương pháp điều kiểm tra sư phạm; Phương pháp thực nghiệm sư phạm và Phương pháp toán học thống kê.

Các kết quả nghiên cứu chính của luận án:

 

Nghiên cứu thực trạng dạy và học Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất ở Trường Đại học TDTT Bắc Ninh cho thấy việc sử dụng phương pháp dạy học môn Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất chủ yếu vẫn là các phương pháp dạy học truyền thống. Các phương pháp dạy học khác mặc dù đã được đưa vào  sử dụng  nhưng chưa  đầy đủ, đúng với bản chất và lợi thế của từng phương pháp. Trong đó riêng về phương pháp dạy học bằng sơ đồ thì hầu như giáo viên không sử dụng, hoặc sử dụng sử dụng chưa hiệu quả.

Luận án đã xác định  và làm rõ được cơ sở lý luận của việc ứng dụng phương  pháp dạy học bằng sơ đồ đối với môn học Lý luận và phương  pháp giáo dục  thể chất  cho sinh viên Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, từ đó tiến hành xây dựng quy ứng dụng phương pháp dạy học bằng sơ đồ đối với môn học Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Đại học TDTT Bắc Ninh 5 bước. Trong mỗi bước, luận án trình bày rõ cách thức thực hiện cũng như kết quả đạt được.

Luận án đã tiến hành thực nghiệm ứng dụng phương pháp dạy học bằng sơ đồ  đối với môn học Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất, kết quả thực nghiệm cho thấy:

Kết quả về dạy học và tự học: Sinh viên nhóm thực nghiệm rất hứng thú với giờ học trên lớp, nhận thấy kiến thức môn học dễ tiếp, khối lượng kiến thức cần trang bị  phù hợp với thời lượng học tập trên lớp, vì vậy các em tự giác tích cực tự học. Trong  khi đó, sinh viên nhóm đối chứng cảm thấy áp lực trong  quá trình học tập do khối  lượng kiến thức lớn mà thời gian học trên lớp ít, vì vậy các em chưa hứng thú học tập dẫn đến việc không tự giác tích cực tự học.

Về kết quả học tập: Sinh viên nhóm thực nghiệm có  điểm giỏi và khá chiếm tỷ  lệ cao hơn so với sinh viên có điểm trung bình và trung bình yếu. Trong khi đó sinh  viên nhóm đối chứng lại có điểm giỏi và khá chiếm tỷ lệ thấp hơn so với điểm trung bình và trung bình yếu. Số lượng sinh viên không đủ điều kiện  thi  ở  nhóm thực nghiệm thấp hơn so với nhóm đối chứng. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng

xác xuất P<0.05 (ttinh >t bảng ; X2tính > x2bảng).

Như vậy có thể kết luận PPDH bằng sơ đồ mà chúng tôi tiến hành ứng dụng mang lại hiệu quả rõ rệt trong dạy học môn LL & PP GDTC cho SV Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.

Người hướng dẫn 1                                           Người hướng dẫn 1                                 Nghiên cứu sinh

 

 

PGS.TS. Đồng Văn Triệu                              TS. Trần Trung                             Nguyễn Thị Phương Oanh

Luận án

Tóm tắt luận án