Thông tin luận án tiến sĩ NCS Văn Đình Cường

Tiến sĩ

13.05.2020

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT BẮC NINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 THÔNG TIN TÓM TẮT

VỀ NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ

 

1. Tên luận án:  Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng Giáo dục thể chất cho sinh viên các Trường Đại học tại Thành phố Vinh.

2. Ngành: Giáo dục học

3. Mã số: 9140101

4. Họ tên NCS: Văn Đình Cường

5. Họ tên người hướng dẫn NCS:       

Hướng dẫn 1: PGS.TS. Phạm Đình Bẩm

Hướng dẫn 2: TS. Trần Trung

6. Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh

7. Những kết luận mới của luận án:

– Mục đích và đối tượng nghiên cứu luận án:

Mục đích nghiên cứu của đề tài là thông qua cơ sở lý luận, cơ sở thực tế về chất lượng công tác GDTC tại các trường Đại học trên địa bàn thành phố Vinh. Từ đó lựa chọn và ứng dụng các giải pháp thích hợp, có tính khả thi theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của sinh viên, nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo GDTC cho sinh viên các trường Đại học tại thành phố Vinh cũng như thực hiện mục tiêu phát triển GDTC của Đảng và Nhà nước.

Đối tượng nghiên cứu: Là các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên các trường Đại học ở thành phố Vinh.

Khách thể nghiên cứu: Là 1486 sinh viên tham gia phỏng vấn và kiểm tra thực trạng thể chất, cùng với 40 giáo viên,  nhà quản lý công tác TDTT của các trường Đại học tại Thành phố Vinh.

– Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng: Quá trình nghiên cứu luận án sử dụng 6 phương pháp khoa học thường quy trong nghiên cứu khoa học TDTT gồm: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, Phương pháp phỏng vấn tọa đàm; Phương pháp kiểm tra sư phạm; Phương pháp kiểm tra Y học; Phương pháp thực nghiệm sư phạm và Phương pháp toán học thống kê.

– Các kết quả nghiên cứu chính của luận án:

+ Đánh giá thực trạng công tác giáo dục thể chất của các trường đại học tại thành phố Vinh gồm: Thực trạng về chương trình môn học GDTC nội khóa; Thực trạng đội ngũ cán bộ giảng viên TDTT; Thực trạng về cơ sở vật chất phục vụ công tác GDTC; Thực trạng về các hoạt động thể thao ngoại khóa; Thực trạng về GDTC nội khóa; Thực trạng về chất lượng GDTC của sinh viên các trường; Thực trạng về công tác GDTC của các trường; Thực trạng sử dụng các giải pháp của các trường đại học tại thành phố Vinh.

+ Đã đề xuất và phỏng vấn lựa chọn được 6 nhóm giải pháp với 22 giải pháp nhằm nâng cao chất lượng GDTC của các trường Đại học tại Thành phố Vinh gồm: Nhóm giải pháp về thông tin tuyên truyền gồm 2 giải pháp; Nhóm giải pháp về cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ, giảng viên TDTT gồm 6 giải pháp; Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách gồm 3 giải pháp; Nhóm giải pháp về chương trình nội khóa, ngoại khóa gồm 4 giải pháp; Nhóm giải pháp về cơ sở vật chất trang thiết bị gồm 3 giải pháp; Nhóm giải pháp về xã hội hóa trong các hoạt động TDTT của nhà trường gồm 4 giải pháp.

+ Ứng dụng thực nghiệm với 02 giải pháp bước đầu đã thu được kết quả rất khả thi khi các chỉ số về thể lực chung, kết quả học tập GDTC nội khóa của sinh viên tăng lên rõ rệt;  Số lượng và chất lượng các CLB thể thao ngoại khóa hoạt động thường xuyên được tăng lên; Thành tích thể thao của nhà trường đạt được là rất cao; Nguồn kinh phí huy động được để phục vụ các hoạt động TDTT của nhà trường sau hai năm thực nghiệm là đáng khích lệ.

 

Người hướng dẫn 1

  PGS.TS. Phạm Đình Bẩm

 

 

Luận án

Tóm tắt luận án

Người hướng dẫn 2

TS. Trần Trung

Nghiên cứu sinh

Văn Đình Cường